Các hệ màu CMYK, RGB, LAB COLOR trong thiết kế in ấn

Trong quá trình thiết kế đến in ấn, đôi khi chúng ta bị nhầm lẫn giữa 2 hệ màu CMYK và RGB, sự nhầm lẫn đó gây nên tình trạng in bị lệch màu. Bài viết này sẽ giúp các bạn có nhu cầu in ấn hiểu rõ hơn lý do chênh lệch màu khi nhìn trên màn hình máy tính và khi in ra.

Màu CMYK là gì?

CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau:
C = Cyan (xanh)
M = Magenta (hồng)
Y = Yellow (vàng)
K = Black (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue rồi, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt)

Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.
Nghĩ về màu CMYK thì dễ dàng hơn bởi vì chế độ dường như tuân theo các quy tắc đã được học ở trường. Trộn màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue), màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red), màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green), ba màu Cyan,Magenta, Yellow kết hợp lại sẽ cho ra màu Đen (Black).

Các máy in ngày nay sử dụng bốn mực CMYK để tạo nội dung in màu. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn in, bạn nên chọn chế độ màu CMYK.

Màu RGB là gì?

RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số). Nó bao gồm các màu sau :

R = Red (đỏ)
G = Green (xanh lá)
B = Blue (xanh dương)


Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)… Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại. Ví dụ, khi màn hình TV tắt thì nó tối đen, khi bạn bật nó lên nó sẽ thêm các màu đó, xanh lá cây, xanh dương, cộng thêm hiệu ứng tích lũy là màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh.
​Chế độ màu RGB có một gam màu lớn hơn nhiều so với CMYK, đặc biệt trong vùng các màu huỳnh quang sáng. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn hiển thị trên web hoặc trong video, RGB là chế độ màu mà bạn nên chọn.

Màu LAB COLOR là gì?

Ở chế độ LAB, mầu được biểu diễn bằng một tổ hợp 3 kênh:
1. L (Lightness-Luminance): Kênh L là trục thẳng đứng, biểu diến độ sáng của màu, có giá trị từ 0 (Black) đến 100 (White). Kênh này hoàn toàn chỉ chứa thông tin về độ sáng, ko chứa giá trị màu thực sự
2. Kênh “a”: Chứa giá trị màu từ Green (-) cho tới Red (+)
3. Kênh “b”: Chứa giá trị màu từ Blue (-) tới Yellowta không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh
Do thông tin màu và thông tin về độ sáng của màu được lưu tách ra như vậy, chúng ta có thể làm được rất nhiều thao tác trên kênh L mà không làm ảnh hưởng đến giá trị màu thực sự. Nói chung, các thao tác căn bản như Sharpen, Levels.. và phần lớn các filter của PTS cho kết quả tốt hơn nhiều khi sử dụng trong hệ màu LAB, và đặc biệt là không làm hỏng màu của tấm ảnh…
Tại sao phải có hệ màu LAB? Đơn giản là vì khi người ta làm việc với màn hình, thì màn hình biểu diễn tấm ảnh của chúng ta bằng hệ màu RGB. Và như các bạn đã biết, mỗi một màn hình biểu diễn ảnh của chúng ta một kiểu. Đó chính là đặc tính phụ thuộc thiết bị của RGB. Vì thế, nên người ta mới sinh ra con sensor chỉnh màu (calibrate) để màu của màn hình được hiển thị cho chuẩn… Để cho mọi màn hình đều hiển thị chuẩn… giống nhau.​
Nhưng tệ hơn, khi ta đem ảnh của ta đi in, nó lại được in theo hệ màu CMYK, làm cho ảnh của ta trông chả giống với những gì ta nhìn trên màn hình nữa. Thế là các bạn , muốn ảnh của mình in đẹp, thường chỉnh màu trên RGB trước. Sắp sửa đi in, thì chuyển màu sang hệ CMYK, rồi tinh chỉnh thêm tý nữa để in ra cho nó đúng. Phải tinh chỉnh vì khi chuyển từ RGB sang CMYK, thể nào cũng bị lệch màu. Mà ta cũng không thể chuyển CMYK ngay từ đầu, vì sẽ có rất nhiều bộ lọc (filter) của PS không làm việc với hệ màu CMYK! Tất nhiên, người ta chỉ chuyển thẳng từ RGB sang CMYK khi chưa biết về LAB Color Mode thôi…​
Khi đã biết LAB, các bạn sẽ thấy trước khi chuyển CMYK, chúng ta có thể chuyển mầu sang chế độ LAB, căn chỉnh thoải mái, rồi mới đưa sang CMYK. Ở chế độ LAB, tất cả các filter vẫn làm việc bình thường, và đặc biệt, khi ta chỉnh Levels của ảnh, ta không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh, thế mới tài.

Chuyển đổi qua lại giữa các mode màu


Trong hầu hết các phần mềm đồ họa đều có chức năng cho bạn chuyển đổi qua lại giữa các mode màu, mình chỉ giới thiệu cách làm ở 2 phần mềm thông dụng nhất là Photoshop và Illustrator để các bạn tham khảo :
Trong Illustrator : Vào menu File > Document Color Mode > CMYK Color (hoặc RGB Color)
Trong Photoshop : Vào menu Image > Mode > chọn mode mình muốn chuyển

Tuy nhiên, do CMYK là hệ màu trừ và RGB là hệ màu cộng nên khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau khi chuyển đổi, các thông số của từng màu sẽ không phải số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ, tùy theo mode màu mà kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *